Thế giới sinh động của cổng kết nối (Phần 2)
HDMI
High Definition Multimedia Interface, cái tên đã thể hiện sức mạnh vượt trội của HDMI, đó khả năng kết nối đa phương tiện chất lượng cao. Ra mắt năm 2003 với mục tiêu thay thế tất cả các kết nối AV tiền nhiệm. Thiết kế tuyệt vời chỉ với một dây cáp, người dùng có thể xuất được cả hình ảnh lẫn âm thanh không bị nén chất lượng tốt nhất. Đầu kết nối nhỏ gọn, thích hợp cho cả laptop. Do đó, dù ban đầu hướng tới mảng TV nhưng đến bây giờ, HDMI đã đánh bại cả VGA để trở thành cổng kết nối hình ảnh thông dụng trên máy tính.
Cổng HDMI trên laprop
Chưa hết, VGA xuất hình ảnh có độ phân giải Full HD (1920 x 1080px), nhưng không thấm tháp gì khi chuẩn HDMI 2.0 có khả năng truyền tải video độ phân giải 4K Ultra HD (3840 x 2160px), tốc độ khung hình lên tới 60F/s, băng thông 18 GB/s, hỗ trợ màn hình tỉ lệ 21:9. Tính năng Dual View - phân phối đồng thời 2 video trên cùng 1 màn hình.
So với không có âm thanh của cổng VGA, âm thanh truyền tải của HDMI 2.0 cực kì xuất sắc: hỗ trợ tối đa 32 kênh âm thanh kỹ thuật số không nén, tần số mẫu cao nhất là 1536 Hz hay hơn cả âm thanh nổi 7.1. Tuy nhiên có một thực tế, cổng VGA vẫn rất phổ biến trên các máy chiếu hiện nay, do vậy một chiếc laptop có chuẩn VGA bên cạnh những chuẩn kết nối đời mới là lựa chọn hợp lí.
Cổng HDMI mỏng và nhỏ gọn hơn so với VGA bên trái
Một điểm thú vị là bạn sẽ không cần mua cáp mới vì HDMI 2.0 có thể tương thích ngược với HDMI 1.4, cùng có 19 chân trong jack cắm. HDMI có 3 kích thước: tiêu chuẩn (hay dùng cho laptop), mini và micro.
Với những ưu điểm như thế, dễ hiểu khi HDMI đang giữ ngôi vương về truyền tải hình ảnh, âm thanh chất lượng cao!
Display Port
Cổng Display Port tiêu chuẩn
Cũng là một chuẩn kết nối với khả năng truyền tải hình ảnh và âm thanh chất lượng cao lên tới 4K Ultra HD, tốc độ 120 f/s, thậm chí có thể hỗ trợ lên tới 8K UHD (7680 x 4320 px), tốc độ khung hình 60f/s, băng thông tối đa 18 GB/s không hề thua kém HDMI. Một ưu điểm khác là Display Port là chuẩn miễn phí, các nhà sản xuất không cần trả tiền để đưa Display Port lên thiết bị của mình. Cổng này có 2 kích thước: tiêu chuẩn và mini. Một hạn chế của Display Port là không hỗ trợ Ethernet và ARC giúp kết nối internet như HDMI.
Cổng Mini Display Port (phần lớn xuất hiện trên Macbook)
Logo hình vuông của Mini Display Port
Chuẩn HDMI phổ biến hiện nay chỉ xử lý được một dòng hình ảnh và âm thanh duy nhất, truyền tải đến một màn hình ở một thời điểm nhất định. Đây là lúc Display Port thể hiện sức mạnh. Chỉ bằng một kết nối DP, tín hiệu có thể truyền lên 4 màn hình độ phân giải Full HD hoặc hai màn hình độ phân giải 2560x1600px. Đây là tuyệt tác công nghệ dành cho thiết kế đồ họa, game thủ, những người làm việc trên nhiều màn hình.
Với nhiều ưu điểm như vậy nhưng ít người dùng biết đến Display Port bởi danh tiếng quá lớn của HDMI nhờ việc lăng-xê rầm rộ của các hãng TV – vốn chỉ cần truy xuất 1 dòng hình và tiếng. Khách quan mà nói, Display Port là một thành tựu công nghệ rất tuyệt vời, chuẩn kết nối được phát triển chuyên nghiệp cho máy tính, tương thích cao với giao thức Thunderbolt, tin rằng DP sẽ là một trong những chuẩn kết nối của tương lai.
RJ 45 (LAN)
Đây chính là cổng để kết nối dây mạng Ethernet, các cơ quan, văn phòng cũng thường kết nối các máy tính với nhau và với các thiết bị ngoại vi bằng mạng LAN qua cổng RJ 45
Cắm dây mạng vào cổng RJ 45
Dù Wifi ngày càng phổ biến với băng thông vượt trội nhưng hệ thống mạng dây sử dụng sợi cáp Ethernet vẫn được ưa chuộng bởi độ tin cậy cao, không lo nhiễu loạn tín hiệu bởi vật cản, những nơi yếu hoặc không có wifi.
Cổng kết nối cũng như hệ thống dây cáp đã tồn tại và phát triển hàng chục năm qua và đạt những thành tựu vô cùng ấn tượng. Công nghệ không dây rất tiện lợi nhưng có lẽ sẽ cần nhiều thời gian nữa để có thể thế chỗ bởi các thiết bị phụ trợ không dây đắt đỏ, phức tạp và đặc biệt là sự không ổn định khi hoạt động. Hãy nắm vững các kiến thức về công nghệ có dây, các cổng kết nối và thoải mái tận hưởng sức mạnh của công nghệ nhé!
Bài viết liên quan