Tầm ảnh hưởng của CPU đến hệ thống máy tính

Cập nhật : 06-04-2020, 9:51 am - Lượt xem : 1815

Không thể ngẫu nhiên mà CPU đại diện cho bộ não của máy tính, bởi tầm ảnh hưởng của nó đến hệ thống máy tính là điều luôn diễn ra 100%. Thiếu đi CPU, máy tính của bạn sẽ không thể hoạt động. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một chút kiến thức cơ bản để rõ hơn về CPU nhé.

Khái niệm về CPU

CPU là tên viết tắt của cụm từ Central Processing Unit, có nghĩa là Bộ xử lý trung tâm, là các mạch điện tử của một hệ thống máy tính hoàn chỉnh thực hiện các lệnh được gửi đến bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động truy xuất dư liệu do người dùng yêu cầu.

Chức năng hoạt động của CPU dựa trên các thiết bị ngoại vi được kết nối như bàn phím, chuột, máy in,… hoặc các chương trình máy tính để phân tích thông tin và truy xuất lên màn hình để hiển thị tính hiệu điện tử được gửi đi thông qua các thiết bị ngoại vi đó.

Tầm quan trọng của CPU

Mặc dù CPU cũng không còn là linh kiện mang tính quyết định đến sự nhanh chậm của máy tính như trước đây nhưng vẫn mang vai trò chính để hệ thống máy tính hoạt động ổn định. CPU giống như người trung gian nhận và thực thi lệnh, tốc độ CPU càng nhanh thì các chương trình sẽ được tăng tốc.

Tuy vậy, không chỉ mỗi tốc độ CPU nhanh sẽ bao trọn tất cả. Cho dù chip xử lý có mạnh mẽ đến thế nào thì đối với những tác vụ nặng 3D, cấu hình cao cũng không thể lưu chứa được tất cả thông tin. Và lúc này, cơ hội của VGA (card đồ họa) và RAM mới thể hiện được hết vai trò của chúng.

Một cách tổng quát, CPU không đại diện cho toàn bộ hệ thống máy tính của bạn nhưng vai trò của nó luôn đứng đầu. CPU càng mạnh mẽ thì máy tính của bạn sẽ hoạt động trơn tru hơn. Ít nhất nó sẽ không bị tắc nghẽn quá tải tín hiệu khi vận hành. CPU của bạn càng nhiều lõi và đa luồng thì bạn có thể xử lý đồng thời nhiều tác vụ cùng một lúc.

Thành phần cấu tạo của CPU

ALU (Đơn vị logic số học): thực hiện các phép toán học, logic và quyết định

CU (Đơn vị điều khiển): đưa ra chỉ thị cho các hoạt động của bộ vi xử lý.

Registor (Các thanh ghi): có chức năng giống RAM, các thanh ghi này có dung lượng nhớ thấp nhưng tốc độ truy xuất rất nhanh. Chúng được tích hợp trong CPU để lưu trữ các kết quả từ ALU một cách tạm thời.

Vì sử dụng vật liệu bán dẫn trong chế tạo CPU nên khi sử dụng sẽ sinh ra nhiệt lượng lớn. Chính vì vậy khi CPU đang hoạt động sẽ cần biện pháp tản nhiệt để giúp cho máy tính không bị quá nóng, nếu tình trạng không được khắc phục sẽ rất dễ hỏng linh kiện. Thông thường, chúng ta hay sử dụng keo tản nhiệt để hỗ trợ CPU hoặc các hệ thống tản nhiệt lắp thêm như tản nhiệt khí, tản nhiệt nước,…

Trong lịch sử phát triển CPU, tốc độ và khả năng của chúng ngày càng được cải thiện dần theo thời gian.

Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU nhưng cũng dựa trên hoạt động của các linh kiện khác như là RAM, mainboard…

Có nhiều công nghệ tăng tốc hiệu suất của CPU như công nghệ Core 2 Duo. Tốc độ CPU có liên hệ với tần số hoạt động của nó, được đo bằng đơn vị MHz, GHz. Với các dòng CPU có tần số hoạt động cao thì tốc độ xử lý càng mạnh mẽ. Còn nếu chúng khác loại thì chưa thể khẳng định được ngay, điển hình như CPU Core 2 Duo 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn so với CPU một lõi 3,4 GHz.

Tốc độ CPU còn dựa trên bộ nhớ đệm như Intel Core 2 Duo sử dụng Cache L2 (shared cache) để tăng tốc độ xử lý hệ thống so với dòng Intel Core Duo và Intel Pentium D với mỗi nhân theo từng cache L2 độc lập

FSB (Front Side Bus)

FSB là một thành phần kiến trúc trong máy tính để giúp CPU giao tiếp với những tài nguyên mà nó tiếp xúc trên máy tính. FSB có nhiệm vụ làm cầu nối bộ nhớ hệ thống, các thiết bị đầu ra – vào cùng các thành phần trên mainboard với CPU. Nó có vai trò như người trung gian cho các dữ liệu xung quanh các phần cứng máy tính.

Tốc độ FSB được tính bằng Hz và thường được thể hiện ngang với tốc độ CPU. Ví dụ như CPU có tốc độ 2,4Ghz với FSB 400MHz sẽ được thể hiện theo tỷ lệ CPU/FSB là 6:1

Tốc độ lưu chuyển dữ liệu trong CPU

Cũng nhưng các thành phần linh kiện, thiết bị sử dụng tín hiệu điện khác, dữ liệu ở đây có thể đạt tốc độ gần bằng ánh sáng với xấp xỉ 3 tỉ m/s

GPU của VGA có thể thay thế cho CPU được không?

Câu trả lời hoàn toàn là không mặc dùng GPU có thể xử lý và thực hiện nhiều thao tác như CPU nhưng lại không thể toàn năng như CPU được.

Qua những thông tin cơ bản về CPU, Hoàng Phát hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những cái nhìn mới về tầm quan trọng của CPU trong hệ thống máy tính. Từ đó, cải thiện khả năng lựa chọn mẫu mã CPU có thông số phù hợp với tính chất công việc của bạn. Chúc các bạn luôn thành công trong mỗi bước đi của cuộc sống!

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

THÔNG TIN TRỢ GIÚP

Chăm sóc khách hàng: 02253.556.858

Dịch vụ Kỹ thuật

- Dịch vụ Kỹ thuật, Đổ mực, Sửa chữa: 02253.757.676

- Dịch vụ Bảo hành: 02253.757.112

Nếu thấy hữu ích, hãy bấm like

Bài viết liên quan

Copyright © 2018 Công ty TNHH TM Hoàng Phát GPKD số: 0200552449 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp.